Site icon Minh Hoàng Crane

Điện gió trên biển – Khó khăn và thử thách

Ngày nay, năng lượng gió nói chung và năng lượng gió trên biển (ngoài khơi) nói riêng, một trong những năng lượng tái tạo được sử dụng ngày càng rộng rãi và trở thành xu thế chung của thế giới khi công nghệ sản xuất và lắp đặt được hoàn thiện, chi phí lắp đặt ngày càng giảm so với những năm đầu phát triển. Các nước công nghiệp phát triển đã đề ra chiến lược khai thác năng lượng gió ngoài khơi tích cực hơn trong tương lai và thay thế dần các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, thuỷ điện, hạt nhân,…

Có thể nói rằng, những khu vực có tốc độ gió trung bình trên 7 m/s và độ sâu nước tương đối nông, dưới 50m là điều kiện lý tưởng cho phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Hiện tại, nhiều vùng biển Việt Nam có tốc độ gió trên 7 m/s đạt tiềm năng gió tốt

SỬ DỤNG JACK-UP VÀ CÁC HỆ TÀU KÉO TRÊN BIỂN

Thi công khoan cọc nhồi trên sông, biển cần sử dụng Jackup bề nổi xà lan từ 1800 tấn, đồng thời khảo sát mực nước phải từ 3m trở lên mới giúp cho máy móc đứng và khoan được. Jack-up là sàn thao tác tự nâng, hạ trên biển, có thể thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (sóng to, gió lớn).

Xem thêm: Nhà thầu thi công điện gió tại Việt Nam

Thi công điện gió trên biển chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều so với các công trình điện gió trên đất liền do việc xử lý, vận chuyển các thiết bị – vật tư được hoàn toàn vận hành bằng các hệ tàu kéo khác nhau. Ngoài ra, không thể không tính đến các yếu tố như thời tiết, mực nước thủy triều, sóng ngầm cũng như các hệ thống máy móc chuyên dụng để có thể hoàn thành việc khoan PRD, hệ thống khoan lắp liền với hệ thống sàn trên biển một cách hiệu quả.

KHOAN PRD ĐÁ CỨNG VÀ XOAY HẠ VÁCH TRÊN BIỂN

Khoan P.R.D: là công tác thi công cọc bê tông cốt thép bằng cách sử dụng búa đập kết hợp khí nén áp suất cao thổi đất đá lên theo đường ruột gà. Thành vách hố khoan được giữ ổn định bằng vách casing được đặt đến độ sâu địa chất ổn định (thường là chạm đá). Ống casing được hạ song song với quá trình búa đập. Sau khi hoàn tất việc đào, lồng thép được hạ xuống hố khoan, sau khi hạ lồng thép tiến hành đổ bê tông. Việc đổ bê tông thi công theo phương pháp ống “Tremie”.

Việc sử dụng máy khoan trên vùng biển với cường độ đá gốc Granite lớn hơn 1400N loại đá cứng. Với công nghệ và máy khoan ở các đơn vị khác chỉ xử lý được 1200N nên đòi hỏi các phương án cũng như kỹ thuật vô cùng chính xác và tỉ mỉ.

An toàn thi công điện gió bao gồm những quy định gì?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 02/2019/TT-BCT quy định về việc Thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, theo đó công tác an toàn thi công điện gió được quy định rõ như sau:

Điều 11. An toàn công trình

1. Phạm vi công trình điện gió bao gồm khu vực các cột tháp gió, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp và các hạng mục phụ trợ khác. Hành lang an toàn công trình điện gió, hành lang an toàn đường dây và trạm biến áp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trang thiết bị điện, quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và các quy định pháp luật về an toàn công trình điện.

2. Công trình điện gió phải nằm cách xa khu dân cư ít nhất 300 m.

3. Tua bin và cột tháp điện gió phải có màu sáng, không phản quang.

Ngoài ra, thông tư 02/09/2019/TT – BCT quy định về việc Thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió, còn đưa ra nhiều quy định khác nhằm đảm bảo các công tác an toàn thi công điện gió, như: Yêu cầu về đo gió, Điều kiện khởi công và thi công xây dựng công trình dự án điện gió, Chế độ báo cáo và quản lý vận hành, Quản lý sử dụng đất trong khu vực công trình điện gió.

Xem thêm: Bảo trì điện gió

5/5 - (1 vote)
Exit mobile version