Hiện có 5 nhà máy điện gió đã đi vào hoạt động ở Việt Nam với tổng công suất gần 160 MW. Việc vận hành một nhà máy điện gió diễn ra như thế nào?
Dưới đây là hình ảnh hoạt động của Nhà máy điện gió Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Giai đoạn 1 của dự án, do Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình đầu tư, có công suất 24 MW, tổng mức đầu tư là 1.089 tỷ đồng.
Các tháp của nhà máy điện được xây dựng trên diện tích 400 ha
Sau đấu thầu công khai, HydroChina được chọn là tổng thầu EPC, Tập đoàn Vestas (Đan Mạch) cung cấp các tua-bin. Mỗi cột tháp cao 90 mét, mỗi cánh có chiều dài 50 mét. Trọng lượng các thiết bị của máy lên đến 500 tấn.
Móng của mỗi tháp được có đường kính 20 mét, được đúc từ 426 m3 bê tông liền khối, đổ liên tục. Vị trí của mỗi ốc-vít nối tháp với móng có độ chính xác đáng kinh ngạc.
Cửa vào phòng điều khiển của một tháp.
Kết cấu của một tua-bin gió. Với vận tốc gió tốt tại Tuy Phong, cánh quạt của mỗi tua-bin quay đạt 9-16 vòng/phút và được truyền qua hộp số của máy phát điện. Ảnh: Vestas
Bảng điều khiển chính trong mỗi tháp. Tại đây người vận hành có thể đọc được các chỉ số của máy như tốc độ vòng quay của cánh quạt, trục máy, sản lượng điện…
Tại trung tâm điều khiển, mỗi ca có 3 kỹ sư vận hành. Các thông số kỹ thuật của mỗi tua-bin được chuyển về trung tâm vận hành của Tập đoàn Vestas tại Đan Mạch, cũng từ đây các kỹ sư có thể điều khiển từng tua-bin tại Việt Nam.
Điện áp đầu ra từ máy phát ở mỗi tua-bin là 690 V, được máy biến áp kích lên 22kV. Điện được nâng áp lên 110kV trước khi được cấp lên đường dây 110 kV Phan Rí – Ninh Phước.
Bài viết liên quan: Điện gió: “Chìa khóa” của chiến lược năng lượng bền vững tại Việt Nam
➡️Dịch vụ tư vấn thi công lắp đặt nhà máy điện gió
Nguồn: gizenergy.org.vn