Site icon Minh Hoàng Crane

Câu chuyện người Đức được trả tiền để dùng điện gió

Câu chuyện người Đức được trả tiền để dùng điện gió

Một trận bão vào cuối tuần qua khiến sản lượng điện gió ở Đức tăng đột biến, tương đương sản lượng điện của 40 nhà máy điện hạt nhân, đồng thời đẩy giá điện xuống mức âm.

Từ câu chuyện người Đức được trả tiền để dùng điện gió

Nguồn cung quá lớn buộc các nhà sản xuất điện lưới phải trả tiền cho người tiêu dùng để tiêu bớt điện năng nếu không muốn phải đóng cửa nhà máy. Đây cũng là chi phí lớn nhất mà các nhà sản xuất điện tại Đức phải chi để khuyến khích khách hàng sử dụng điện gió kể từ năm 2012 đến nay. Năng lượng gió cung cấp khoảng 10% điện năng của châu Âu và dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi công nghệ này trở nên rẻ hơn.

Theo Bloomberg New Energy Finance, chi phí của các tuabin gió ngoài khơi – một trong những hình thức năng lượng tái tạo đắt nhất – dự kiến sẽ giảm 71% trong hai thập kỷ tới.

Đầu năm nay, Đức đã gây sốc cho ngành năng lượng tái tạo bằng cách giao các hợp đồng cho các nhà phát triển sẵn sàng xây dựng các tuabin gió ngoài khơi mà không cần trợ cấp.

Vào tháng 3 vừa qua, năng lượng gió của Đức đã đạt được kỷ lục khi chạm mức 38.370 megawatts.

Bấp bênh “giá điện âm”

Nước Đức không phải là ví dụ duy nhất. Ở Mỹ, các công ty điện lực ở bang California cũng đã nhiều lần phải “trả tiền” cho các bang lân cận để họ tiêu thụ bớt điện từ nguồn điện mặt trời do sản lượng quá dư thừa.
Nhưng việc dư thừa này lại rất “hên xui”, tức là có ngày nhiều nắng hoặc nhiều gió thì sản lượng cao nhưng ngay hôm sau, sản lượng lại lập tức sụt giảm rất mạnh. Thậm chí, sự biến thiên của sản lượng điện mặt trời, điện gió thay đổi từng phút trong một ngày.

Theo tờ USA Today, tính đến cuối năm 2015, sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo của Đức chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện tiêu dùng trên cả nước. Ở bang California (Mỹ), sản lượng điện mặt trời chiếm khoảng 13% còn ở Đức, con số còn khiêm tốn hơn rất nhiều với chỉ khoảng 3,7%.

Như vậy, xét về tổng thể thì Đức cũng giống như các quốc gia khác vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào các nhà máy điện truyền thống như điện nguyên tử, nhiệt điện (đốt gas). Để bảo đảm an ninh năng lượng và tiết kiệm chi phí, các nhà máy điện truyền thống này được duy trì hoạt động ổn định, đều đặn để cung cấp một sản lượng điện gần như cố định quanh năm.

Trong một số ngày, khi điều kiện tự nhiên đột biến, sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng vọt dẫn đến tổng sản lượng điện trên toàn hệ thống trở nên quá cao. Nếu tiếp tục để việc này kéo dài, hệ thống truyền tải điện quốc gia sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí sụp đổ hoàn toàn bởi hiện tượng có tên là “rã lưới”.

Để cứu nguy, trong những thời điểm này nhà cung cấp điện sẽ kêu gọi người sử dụng điện tăng cường tiêu thụ hoặc nhờ mạng lưới điện của các bang khác (nước láng giềng) chia sẻ bớt bằng cách miễn phí hay trả thêm một phần tài chính bù đắp chi phí vận hành.

Khi sản lượng điện gió hoặc điện mặt trời tăng cao, các nhà cung cấp lại không thể giảm công suất hay dừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân hoặc nhiệt điện bởi chi phí để tái khởi động các nhà máy này vô cùng lớn.

Một yếu tố quan trọng nữa là giá bán trong ngắn hạn (ví dụ 1 ngày) phụ thuộc hoàn toàn vào sự cân bằng cung – cầu chứ không phản ánh chi phí sản xuất như thông thường. Chính vì vậy, khi sản lượng điện tăng đột biến thì giá bán cũng giảm đột biến, thậm chí bằng không, tính cả khoản chi cho phía “cứu trợ” thì thực giá sẽ là âm.

Theo Quảng Ninh

5/5 - (2 votes)
Exit mobile version